[Ngữ văn 6 – CD] Phân tích văn bản “Hồ Chí Minh và Tuyên ngôn độc lập”

Với mỗi người Việt Nam thì ngày 2/9 hằng năm luôn mang một ý nghĩa vô cùng lớn lao. Chính ngày 2/9/1945 đã đi vào lịch sử là ngày độc lập dân tộc chấm dứt chế độ thực dân phong kiến ở nước ta, đồng thời mở ra kỉ nguyên mới, kỷ nguyên nhân dân ta làm chủ vận mệnh của mình để thực hiện độc lập tự do hạnh phúc.Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” của tác giả Bùi Đình Phong đã đem đến cái nhìn toàn diện về sự ra đời của bản “Tuyên ngôn độc lập” – văn kiện lịch sử trọng đại đánh dẫu sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” ( Bùi Đình Phong) được đăng tải trên baodanang.vn ngày 01/9/2018  thuật lại sự kiện ra đời của bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta được chủ tích Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc trước toàn thể quốc dân đồng bào vào ngày 2/9/1945. Văn bản thuật lại sự việc theo trình tự thời gian để người đọc hình dung rõ ràng, chi tiết hơn về quá trình chủ tịch Hồ Chí Minh cho ra đời văn kiện lịch sử trọng đại này.

         Ngay dưới nhan đề bài viết là phần sa pô của bài báo được in đâm nhằm giới thiệu khái quát nội dung bài viết là nói về ý nghĩa to lớn của sự ra đời bản Tuyên ngôn độc lập: “Bằng chính sự gan góc, quyết tâm của cả dân tộc vì một nền Cộng hòa Dân chủ, quyền tự do, độc lập thật sự, Tuyên ngôn Độc lập khẳng định dân tộc Việt Nam phải được tự do và độc lập; rằng “nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập”. Phần sa pô in đậm đã định hướng nội dung giúp người đọc dễ nắm bắt nội dung thông tin trong văn bản hơn. Ngay dưới phần sapo in đậm là hai hình ảnh minh hoạ sự kiện chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình ngày 2-9-1945 được tác giả thêm vào để tạo thêm sự sinh động cho bài viết, thu hút người đọc hơn

    Tác giả thuật lại chi tiết quá trình ra đời của bản “Tuyên ngôn độc lập” qua ba sự kiện chính: Hồ Chí Minh yêu cầu giao cho Người bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ; các công tác chuẩn bị và hoàn thành Tuyên ngôn Độc lập và sự kiện Người đọc bản Tuyên ngôn tại Quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945.

Bước dầu của việc chuẩn viết bản Tuyên ngôn là Bác yêu cầu trung úy Giôn, báo vụ của OSS (cơ quan phục vụ chiến lược Mỹ), điện về Côn Minh, đề nghị thả dù cho Người cuốn Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ ngay từ giữa tháng 5 sau khi Người Hồ Chí Minh rời Pác Bó về Tân Trào ngày 4-5-1945.

 Công tác chuẩn bị và hoàn thiện bản Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh được tác giả Bùi Đình Phong thuật lại chi tiết theo từng ngày tháng, sự việc cụ thể: “22-8-1945, Bác rời Tân Trào về Hà Nội; sáng 26-8-1945, Bác triệu tập và chủ trì cuộc họp Thường vụ Trung ương Đảng, bàn về nhiều vấn đề trong đó có việc ra mắt Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 27-8-1945, Người tiếp các bộ trưởng mới tham gia Chính phủ và đề nghị đầu tháng 9 đọc Tuyên ngôn Độc lập, ra mắt Chính phủ. Người đưa bản thảo để các thành viên Chính Phủ yêu cầu xét duyệt kĩ. Ngày 28 và 29-8, ban ngày làm việc soạn thảo, ban đêm tự đánh máy Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 30-8, mời một số đồng chí đến trao đổi, góp ý cho bản thảo Tuyên ngôn Độc lập. Ngày 31-8, Bác bổ sung một số điểm vào Tuyên ngôn Độc lập.Tất cả những sự việc trên  cho thấy sự chuẩn bị kĩ lưỡng, chu đáo của Người cùng Bộ Chính trị vì bản Tuyên ngôn Độc lập không chỉ đọc cho nhân dân toàn quốc mà còn đọc cho Chính phủ Pháp, nhân dân Pháp, các nước đồng minh.

          Phần cuối văn bản, tác giả thuật lại sự kiện Bác đọc bản Tuyên ngôn Độc lập cụ thể chi tiết về thời gian, địa điểm, thành phần tham gia: “14 giờ ngày 2-9-1945, trong cuộc mít-tinh tại vườn hoa Ba Đình, trước hàng chục vạn đồng bào, trên diễn đàn cao và trang nghiêm, thay mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập do Người khởi thảo, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa”. Viết về sự kiện lịch sử trọng đạinày, trong bài thơ Sáng mùng hai tháng chín, nhà thơ Tố Hữu có viết:

 

“Hôm nay, sáng mồng hai tháng chín,

Thủ đô hoa, vàng nắng Ba Đình.

Muôn triệu tim chờ chim cũng nín,

Bỗng vang lên câu hát ân tình:

Hồ Chí Minh ! Hồ Chí Minh !

Người đứng trên đài lặng phút giây,

Trông đàn con đó vẫy hai tay.

Cao cao vầng trán Ngời đôi mắt,

                                 Độc lập bây giờ mới thấy đây…”

Với ý nghĩa trong đại của mình, ngày mùng 2/9 đã được lấy làm ngày quốc khánh của Việt Nam, là quốc lễ của đất nước. Hằng năm, cứ đến mỗi dịp này toàn thể dân tộc ta lại rộn ràng thi đua học tập chào mừng quốc khánh. Khắp mọi miền tổ của tổ quốc, từ thành thị đến nông thôn mọi người cùng nhau treo những lá cờ đỏ sao vàng để thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình.

Bằng văn phong súc tích, ngắn gọn, văn bản trình bày theo các dấu mốc, sự kiện, cụ thể, mạch lạc, rõ ràng kết hợp với hình ảnh minh hoạ, văn bản “Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” ( Bùi Đình Phong) đã thuật lại sự kiện Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình và quá trình học hỏi, tìm hiểu, không ngừng sửa chữa của Người để có thể cho ra đời bản tuyên ngôn độc lập ấy, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn ra và chuẩn bị của Bác, Đảng, Nhà nước đối với sự kiện lịch sử quan trọng của toàn dân tộc. Qua văn bản, người đọc thấy sự nghiêm túc và tận tâm của Bác trong quá trình soạn thảo tuyên ngôn độc lập, đồng thời ta cũng thấy được niềm tự hào, trân trọng của tác giả Bùi Đình Phong đối với giá trị to lớn của bản tuyên ngôn lịch sử. Bài viết của tác giả Bùi Đình Phong đã nhìn lại giá trị lịch sử của bản Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh khi ngày ra đời của văn kiện đã lùi xa hơn 70 năm. Đọc bài viết Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”, chúng ta thêm kính trọng, biết ơn chủ tích Hồ Chí Minh và thêm tự hào về những trang sử hào hùng của dân tộc ta. Nhìn lại quá khứ, củng cố niềm tin ở hiện tại, từ đó, những thế hệ được sinh ra trong thời bình, được hưởng cuộc sống hoá bình cần trân trọng giá trị của độc lập, tự do và quyết giữ vững nền tự do, độc lập đó.

         Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng bản Tuyên ngôn độc lập sẽ sống mãi trong lòng người dân Việt Nam.

Xem thêm: 

  • Phân tích “Vẻ đẹp của bài cao dao” – Văn 6 Cánh diều
  • Phân tích “Nguyên Hồng – nhà văn của những người cùng khổ” – Cánh diều
  • Phân tích bài thơ “À ơi tay mẹ” – Ngữ văn 6 Cánh diều
  • ÔN TẬP HÈ MÔN VĂN LỚP 6 SÁCH CÁNH DIỀU

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *