Tuyển tập kết bài hay cho các tác phẩm Ngữ văn 9

Mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải
Tình yêu thiên nhiên, sự xúc động trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân cách mạng và và khát vọng cống hiến cho đất nước đã được Thanh Hải gợi lên qua bài thơ ” Mùa xuân nho nhỏ “. Tuy là tác phẩm được viết không lâu trước khi nhà thơ qua đời, nhưng bài thơ vẫn để lại trong lòng bao thế hệ bạn đọc, những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ. Và, bài thơ vẫn sẽ tiếp tục trường tồn cùng với những bước đi lên của đất nước, gợi nhắc cho những thế hệ trẻ một cách sống đẹp, góp một ” mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc, để đất nước ta mãi mãi tươi đẹp như mùa xuân. Thế mới biết, cuộc đời của con người thì có hạn, nhưng những giá trị tinh thần mà con người để lại cho đời sau có giá trị vĩnh hằng.

Anh trắng Ánh – Nguyễn Duy –
Bài thơ ” Ánh trăng ” là một lần ” giật mình ” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Thơ Nguyễn Duy không hề khai thác cái đẹp của trăng, nhưng ánh trăng trong thơ ông vẫn mãi làm day dứt người đọc – sự day dứt về những điều được và mất, nên và không, khi sống trong cuộc đời. Vẻ đẹp ấy mới chính là vẻ đẹp của văn chương cách mạng vì thơ không chỉ ca ngợi về đẹp của thiên nhiên, con người mà còn “dạy” ta cách học làm người. Thì ra những bài học sâu sắc về đạo lí làm người đâu cứ phải tìm trong sách vở hay từ những khái niệm trừu tượng xa xôi. Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để hấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.

Nói với con – Y Phương

Những con người dân tộc mộc mạc, bình dị, chăm chỉ làm ăn, khéo léo trong mọi công việc. Cuộc sống của họ hằng ngày lên rừng, làm rẫy, tất bật với rất nhiều cuộc việc. Dù cuộc sống vất vả nhưng họ vẫn gắn bó khăng khít bên nhau. Những từ ngữ “đan”, “cài” không những nói lên sự gắn bó mà còn nói lên nghĩa tình sâu nặng, khó có thể phai nhòa của những con người nơi đây. Tác giả đã gieo vào lòng người con mình tình cảm, cội nguồn đáng trân trọng và gìn giữ. Quê hương và những người nơi đây là điều con phải nhớ, phải gắng nhớ về họ để biết ơn và để trở thành người có ích hơn.

Bếp Lửa – Bằng Việt
Với “Bếp lửa”, Bằng Việt đã chắt lọc từ cuộc đời những kỉ niệm, những hình ảnh đẹp nhất về người bà thân yêu để dệt nên hình tượng “bếp lửa”, thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Ta chợt nhận ra rằng, trong sâu thẳm mỗi con người, luôn có những điều thật bình dị và thân thương. Hãy trân trọng những kí ức trong trẻo, mượt mà một thời ấy, vì đó là chốn bình yên để ta tìm về khi đã mỏi cánh bay, là hành trang quý báu để ta mang theo suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Để một ngày nào đó dừng lại giữa dòng đời bất tận, ta mỉm cười vì luôn có một “bếp lửa” soi sáng trong tim…

Sang Thu – Hữu Thỉnh

Hạ đi, thu đến mang theo những cảm xúc bất chợt để rồi gieo lại trong lòng ai những bồi hồi về một nàng thu nồng nàn âm ái. Hữu Thỉnh đã khắc họa nên bức tranh giao mùa ấy bằng ngòi bút sắc nét mang đầy hơi thở trữ tình cùng những triết lý sâu xa. Với những dòng thở bốn chữ vỏn vẹn, bài thơ mộc mạc một tình yêu thiên nhiên đằm thắm, về khát khao yêu đời mà tác giải mong muốn gửi gắm cho bạn đọc cũng như gửi lại cho tuổi trẻ của chính mình đã đi qua tự thuở nào. Tác phẩm như viên pha lê đầy góc cạnh, trải qua bao thăng trầm để trọn vẹn lung linh. “Sang thu” dính là như thế! Sinh ra trên đời để lặng | yêu thương và du dương suốt dặm đường.

Viếng lăng Bác – Viễn Phương
Bài thơ “Viếng lăng Bác” thật giàu hình ảnh, cảm xúc,mấy ai đọc bài thơ mà không thấy rung động trong lòng. Bằng cách sử dụng điêu luyện những biện pháp tu từ một cách sáng tạo, tác giả đã thể hiện tình cảm ngọt ngào, đằm thắm lại rất giản dị, chân thành đối với Bác. Nhà thơ đã truyền được cảm xúc của mình đến với người đọc chính bởi cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của cả đồng bào Nam Bộ nói riêng, của dân tộc nói chung. Chúng ta – những cháu ngoan Bác Hồ cũng xin nguyện như Viễn Phương làm cây tre trung hiếu, làm bông hoa đẹp, làm tiếng chim hay và làm muôn ngàn công việc tốt để dâng lên Người.

Đoàn Thuyền Đánh Cá – Huy Cận
Có thể nói, với hình ảnh thơ tráng lệ, âm hưởng hào hùng,bút pháp lãng mạn, bay bổng, nhà thơ đã khắc họa thành công một bức tranh thiên nhiên thơ mộng, và về đẹp khỏe khoắn, mạnh mẽ của đoàn thuyền, của con người lao động giữa biển trời bao la. Đọc bài thơ ta càng yêu hơn, trân trọng hơn vẻ đẹp của cảm hứng say sưa, niềm vui phơi phới trước cuộc đời và tình yêu thiên nhiên, con người thiết tha của nhà thơ Huy Cận.

Chiếc Lược Ngà – Nguyễn Quang Sáng
“Chiếc lược ngà” là một câu chuyện cảm động và rất chân thực của Nguyễn Quang Sáng. Câu chuyện về nhân dân yêu nước và anh dũng. Câu chuyện về tình cha con bất tử. Bằng một sự cảm nhận chân thực về tình cảm gia đình, tình yêu quê hương đất nước trong chiến tranh, ông đã gợi lên niềm tự hào về phẩm giá con người, nét đẹp về tình cảm, về tâm hồn của con người Việt Nam trong thương đau. Thật vậy, trên mảnh đất này, ở mỗi gia đình, mỗi thế hệ, mỗi con người những năm tháng đã qua cũng có rất nhiều tình cảm cao đẹp thiết tha khác mà ta cần phải trân trọng, giữ gìn và vun đắp.

 

Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long
Bằng một cốt truyện tự nhiên, cách kể chuyện hấp dẫn, lôi cuốn, cách miêu tả tính cách nhân vật sâu sắc, đặc
biệt nhiều trang truyện được tác giả viết với một lời văn trong sáng và đầy chất thơ, sự kết hợp giữa tự sự, bình luận, biểu cảm… Nguyễn Thành Long đã phác hoạ được chân dung nhân vật anh thanh niên với những
nét đẹp về tinh thần, tình cảm, cách sống. Đó cũng là hình ảnh người lao động trong thời kì mới. Họ không phải là con người cầm súng đánh giặc nhưng là mẫu người “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

Làng – Kim Lân
Thông qua nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và miêu tả tâm lý, Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng nhân vật người nông dân hời kì đầy kháng chiến chống Pháp giúp người đọc không thể nhầm lẫn với bất kì một nhân vật nào khác. Qua hình tượng nhân vật ông Hai, chúng ta có thể hiểu hơn về cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc, hiểu được nguyên nhân vì sao một đất nước bé nhỏ như Việt Nam lại có thể đánh thắng kẻ thù như thực dân Pháp hay đế quốc Mi. Đã hơn nửa thế kí trôi qua nhưng mỗi lần đọc lại truyện ngắn Làng, lòng em lại xúc động nghẹn ngào và cảm phục trước về đẹp đôn hậu, chất phác của người nông dân. Đó là tình yêu làng, yêu nước là lòng thủy chung với kháng chiến với cách mạng. Đọc tác phẩm làng, lòng em lại xốn xang (âu thơ của “Quê hương nếu ai không nhớ Thì không lớn nỗi thành người” – Đỗ Trung Quân

Bài thơ về tiểu đội xe không kinh – Phạm Tiến Duật
Chiến tranh đã lùi xa nhưng khi đọc bài thơ, người đọc như được sống lại một thời gian khổ nhưng vô cùng oanh liệt. Bài thơ là một chứng tích tuyệt đẹp của hậu phương đối với tiền tuyến anh hùng. Ra đời gần ba mươi năm, bài thơ vẫn có sức truyền cảm mạnh mẽ đối với chúng ta ngày hôm nay. Cảm ơn nhà thơ đã giúp tất cả chúng ta cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính lái xe một thời gian khổ mà hào hùng, đã quên mình vì quê hương, đất nước. Chúng ta là thế hệ mai sau sẽ sống tiếp nối với truyền thống hào hùng của ông cha xưa kia và để hoàn thành nhiệm vụ hôm nay.
Chúng ta hãy tự hào về họ, những người chiến sĩ Trường Sơn:

“Ôi đất anh hùng dễ mấy mươi

Chìm trong khói lửa vẫn xanh tươi

Mưa bom, bão đạn lòng thanh thản

Nhạt muối, vơi cơm miệng vẫn cười”

Đồng Chí – Chính Hữu
“Đồng chí!” .Đọc xong bài thơ trong mỗi chúng ta đều lắng
lại những cảm xúc dạt dào. Chúng ta đã cảm nhận được
mối tình đồng chí đậm đà ấy qua những lời thơ nhẹ nhàng, tha thiết như bài hát tâm tình của Chính Hữu. Cuộc kháng chiến chống Pháp đã thắng lợi vẻ vang, trang sử vàng đã sang qua bao nhiêu giai đoạn mới, thế nhưng mỗi lần đọc lại bài thơ “Đồng chí”, ta như thấy rõ hình ảnh của anh bộ đội cụ Hồ hiện lên sáng rực thật cao đẹp, thật thân thương trong những lời thơ của Chính Hữu.

Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ đã xây dựng thành công nhân vật Vũ Nương tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến: vừa có phẩm chất (ao đẹp, đáng trân trong nhưng phải chịu số phận bất hạnh. Đúng như Nguyễn Du đã từng khái quát.
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”…
Câu chuyện về nàng Vũ Nương khép lại nhưng dư âm về sự bất bình, căm ghét xã hội phong kiến bất lương, vô nhân đạo thì còn mãi. Có lẽ vì thế mà em càng yêu mến, trân trọng xã hội tốt đẹp mà em đang sống hôm nay. Câu chuyện còn cho thấy tấm lòng thương cảm của nhà văn với người phụ nữ cũng như tiếng nói tố cáo xã hội phong kiến.

Kiều ở lầu Ngưng Bích  – Nguyễn Du
Đoạn trích ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn thơ hay trong “Truyện Kiều”. Những câu thơ có hoa, có nhạc ấy vừa vẽ ra một biển trời chiều hôm lại vừa tấu lên một giai điệu sâu lắng của lòng người. Ở đây, không chỉ có cảnh đẹp, tình sầu mà lòng nhà thơ tưởng như cũng hoà với lòng nhân vật, cùng đồng cảm, buồn thương, đau xót trước một kiếp người tài, sắc, hiếu thảo bị giam hãm, cầm tù, một kiếp người bị săn đuổi.

Chị Em Thúy Kiều – Nguyễn Du

Nguyễn Du – nhà thơ thiên tài của dân tộc ta đã dành toàn bộ tâm huyết, sức lực tài năng để sáng tạo bức chân dung chị em Thúy Kiều. Với sự kết hợp tài tình giữa bút pháp ước lệ tượng trưng, sử dụng sáng tạo nghệ thuật so sánh, nhân hóa và ngôn ngữ thơ tỉnh luyện, tả ít gợi nhiều, Tố Như đã vẽ nên bức chân dung toàn mĩ về “hai ả tố nga” bằng thơ sáng øiá nhất trong nền văn học trung đại để biểu hiện sâu sắc cảm hứng nhân đạo của mình. Cảm hứng nhân đạo trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” đã góp phân đem đến giá trị tư tưởng đặc sắc và giá trị nhân bản của kiệt tác “Truyện Kiều”. Đọc đoạn trích,đọc tác phẩm chúng ta tự hào về Nguyễn Du, về một trái tim chan chứa yêu thương, đồng cảm với tâm tư số phận con người, một tài năng về thi ca rạng rỡ văn học nước nhà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *