Vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ

Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khỏi từ trong lòng người ta”, còn Ngô Thì Nhậm thì nhấn mạnh: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”.

Từ ý kiến trên, hãy nêu vai trò quan trọng của tình cảm trong thơ.

Sáng tạo nghệ thuật quả là một công trình đầy khó khăn, phức tạp, không phải ai muốn cũng làm được. Một nhà văn, muốn sáng tác một tác phẩm hay, tồn tại mãi với thời gian, thì ngoài sự hiểu biết rộng rãi, tài năng bẩm sinh, còn phải có một tấm lòng quảng đại, bao dung, phải biết trải qua đau khổ, cay đắng trong cuộc đời thì mới thấu hiểu được những nỗi đau của người khác, phải có cảm xúc thật sự tự đáy lòng mình, thì mới sáng tác được. Và nhà thơ cũng vậy. “Thơ là tiếng nói của trái tim”, một khi đã nói đến trái tim tức là đề cập đến tình cảm. Muốn sống tác tiếp được bài thơ, Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta” và Ngô Thì Nhậm cũng đã nhấn mạnh: “Hãy xúc động hỏn thơ cho ngọn bút có thẩn”. Vậy chúng ta thử tìm hiểu xem sao?

Thường thì khi nói đến thơ là người ta muốn nhấn mạnh đến vai trò tình cảm của thơ. Nó là một trong những yếu tố cơ bản trong quá trình sáng tác thơ. Bởi lẽ thơ là sự giao cảm tâm hồn giữa con người với nhau, cho nên không phải ngẫu nhiên mà Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng người ta”.

Con người làm thơ để làm gì? Thường thì khi người ta làm thơ khi có nhu cầu bộc lộ tình cảm, muốn bày tỏ tình cảm tâm tư, tình cảm của mình để người khác có thể thông cảm và hiểu được phần nào của mình. Thơ là thể loại trữ tình, cho nên khi sáng tác, nghệ sĩ phải có những rung động thật sự trước cuộc sống, trước cái đẹp. Họa sĩ muốn tạo một bức tranh hoàn hảo, không phải trong một phút, một giây, một khoảnh khắc mà có thể làm được, có khi cả mấy tháng ngồi vẽ hoài mà cũng vẫn không làm được. Có khi chỉ cần một chút gì đó làm rung động thì cảm hứng vọt trào và tất nhiên sẽ tạo ra một bức tranh thật đẹp.

Nếu không có rung động, không có cảm xúc thì sẽ không thể nào tạo nên một bài thơ, mà có được thì thơ chỉ có xác, không có hồn. Chính vì thế mà Ngô Thì Nhậm đã nói: “Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần”. Bạn hãy để tự nàng thơ tìm đến mình, chứ đừng có đi van cầu, gõ cửa, nàng sẽ không tiếp đâu.

Khi đọc một bài thơ, trước mắt bạn không chỉ hiện ra khung cảnh thiên nhiên, cuộc sống với những buồn vui lẫn lộn mà qua đó bạn sẽ thấy được đôi điều về tâm sự của tác giả. Đó chính là những tâm sự, suy nghĩ, những nỗi niềm của chính tác giả. Bài thơ bao gồm nhiều yếu tố tạo thành, có những chất liệu được khai thác trực tiếp từ hiện thực cuộc sống, có những suy nghĩ được nâng lên thành triết lí, có phần cảm xúc và có tình cảm. Tuy nhiên, tình cảm – chủ thể trữ tình, vẫn là vấn đề cốt lõi trong thơ. Nếu không có tình cảm, tình thương đồng loại thì Nguyễn Du đâu thể nào thốt ra được những lời thơ giàu cảm xúc nhân đạo như:

Thương thay củng một kiếp người

Hại thay mang lấy sắc tài làm chi

Những là oan khổ lưu li

Chờ cho hết kiếp còn gì là thân.

Nếu không có tình yêu đối với non sông đất nước, thì Chế Lan Viên đâu có được những câu thơ rạo rực khi viết về Tổ quốc:

Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt

Như mẹ cha ta, như vợ như chồng

Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết

Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…

Cũng như Bác Hồ kính yêu của chúng ta, nếu không có sự đồng cảm mãnh liệt và tâm hồn quảng đại, thì đâu thế’ nào nghe được âm thanh của đứa bé trong nhà lao đang khóc, vì:

Cha trốn không đi lính nước nhà

Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi

Phải theo mẹ đến ở nhà pha.

Và nếu không có sự đồng cảm ấy thì chắc chắn Bác không thể nào thấy được cái cảnh mà tưởng chừng như không ai để ý trong chốn lao tù:

Anh đứng trong cửa sắt

Em đứng ngoài cửa sắt

Gần nhau trong tấc gang

Mà biển trời cách mặt

Miệng nói chẳng nên lời.

Họ gần nhau như lại không thể nào tâm sự, nói chuyện cùng nhau, và thật cảm động thay trước tấm chân tình của Bác khi Bác chợt nhận ra, họ tâm sự bằng mắt:

Nói lên bằng khóe mắt

Chưa nói, lệ tuôn đầy

Tình cảnh thật đảng thương.

Nói đến thơ là nói lên sự đồng cảm của nhà thơ đốì với cái đẹp, với con người trong cuộc sống quanh mình. Mà hễ nói đến sự đồng cảm là nói đến gốc thiện của tình cảm, hiểu theo cách khác, đó chính là tấm lòng nhân dân, là cái tâm của nhà thơ. Vì sao mà thơ của Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Trần Tế Xương, Nguyễn Khuyên, Hồ Chí Minh… cứ sống mãi trong lòng mọi người, sông mãi với thời gian? Phải chăng các bậc tiền nhân ấy là những người có tài sáng tác thơ hay? Có lẽ điều đó chỉ đúng một phần. Lê Quý Đôn cho rằng: “Thơ phát khởi từ trong lòng ta”. Nếu lòng ta trơ lạnh thì làm sao có thơ hay? Điều đó giải thích vì sao Nguyễn Du nói:

Thiện căn ở lại lòng ta

Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.

Nhà thơ, trước hết phải có cái tâm, phải có một tấm lòng đôn hậu, biết quý trọng, thông cảm, san sẻ những nỗi đau của người khác. Không có chữ tâm thì cái tài kia cũng trở nên vô dụng. Mở rộng vấn đề, ta thấy mỗi nhà văn, nhà thơ một khi đã cầm bút thì phải có trách nhiệm, trách nhiệm với xã hội, với người tiếp xúc với tác phẩm của mình.

Nhìn chung trong sáng tác thơ, các tác giả đều chú trọng đề cập đến cái gốc tình cảm, phải có cái gốc tỉnh cảm của thơ thì thơ mới đi vào lòng người được. Tố Hữu đã có lần nhấn mạnh: Thơ là nhịp điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu, thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí… Rõ ràng quan niệm về thơ của Lê Quý Đôn và Ngô Thì Nhậm cho đến nay vẫn mang một ý nghĩa nhất định với công việc sáng tác thơ văn.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *